Từ cá đuôi răng cưa phát triển thành cá đuôi tưa - hai tia đôi (DDR) – Cá đuôi tưa đã hình thành như thế nào? |
Để minh hoạ cho quá trình phát triển từ cá betta đuôi răng cưa thành cá đuôi tưa chất lượng, những nhà lai tạo cá đuôi tưa như Phil Ngo đã trình bày hàng loạt hình ảnh về dòng cá đuôi tưa Mustard Gas của ông trên diễn đàn Betta Club Singapore.
Hình đầu tiên là một con cá đực Mustard Gas đuôi đơn với những tia vây kéo dài. Hết sức lưu ý rằng con cá này mặc dù vây rất đẹp nhưng là cá đuôi quạt - tia nhị cấp hơn là cá halfmoon - tia đa cấp. Con cá với đuôi răng cưa đều và gọn ghẽ này được dùng để lai tạo ra những thế hệ kế tiếp, tiến tới cá đuôi tưa - tia đôi.
Một con cá mái cùng bầy được đem lai với nó (con này cũng có đuôi răng cưa) để tạo ra vô số cá con có răng cưa dài hơn. |
Vào tháng 2 năm 2005 - gần 2 năm kể từ khi Phil bắt đầu lai tạo dòng đuôi kép Moustard Gas của mình – anh đem cá đi triển lãm. Lúc đó, chất lượng dòng cá chưa tốt lắm nhưng lại có đặc điểm “full mask” độc đáo.
Thế hệ kế tiếp:
Vào tháng 6 năm 2005, công trình lai tạo gặt hái thành công lớn khi con cá đẹp nhất ra đời từ dòng cá này (hình dưới) đoạt giải Reserve Champion tại triển lãm Aquarama 2005 ở Singapore.
Đó thực sự là một con cá đuôi tưa - hai tia đôi (DDR) với màng vây triệt thoái đến 33% tia vây, một tỷ lệ lý tưởng ở dòng cá này. Cá đuôi tưa – tia đôi thường có màng vây triệt thoái đến 50% tia vây nhưng ở cá hai tia đôi, tỷ lệ này có thể làm đuôi trông không đều và “rũ rượi”. Mọi người có thể dễ dàng phát hiện thấy sự kết hợp gen rất tốt ở con cá này vì góc xoè đuôi hình bán nguyệt (halfmoon) rất cân đối.Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được thấy nhiều dạng cá đuôi tưa hiếm nữa xuất hiện, chẳng hạn như đuôi tưa melano và đuôi tưa cam! Với nhà lai tạo kiên quyết và nhẫn nại, người mong muốn đem lại những điều mới mẻ thì mọi điều đều có thể xảy ra: dựa trên “nhãn quan” cùng với nhiều năm trời lao động cật lực và nghiêm túc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét