Màu sắc cá đá với cách gọi phổ thông thường
được gọi theo màu sắc đối với con mắt . Con nào màu đỏ nhiều thì gọi cá
đỏ, con nào trông tim tím thì gọi là cá tím, đen đúa thì gọi là cá đen .
Nhiều khi lai tạo hai con có màu giông giống nhau lại ra tùm lum màu .
Thật ra ở cá lia thia có mang 1 lớp màu có tính di truyền rõ ràng và dễ
theo dõi vì không có tính trội hay lặn. Đó là lớp màu phản quang . Có 3
màu phản quang cơ bản xám, xanh lá và xanh dương . Bất cứ con cá nào
cũng phải có lớp màu này, khác nhau chỗ nhiều hay ít . Con thì phủ kín
thân, con thì chỉ có 1 ít màu ở tia vây và lưng thôi . Ở những con ít
màu phản quang việc phân biệt hơi khó nếu để ý không kỹ . Ở cá betta
cảnh, các dòng cá đen hoặc đỏ có khi lớp phản quang chỉ ở 1 vài cái vảy
nên hầu như không xác định nổi . Nhưng đối với cá đá, dù có ít cũng tập
trung ở vây lưng, các tia đuôi và phần lưng.
Đối với cá đá khi lai tạo người ta thường chú trọng đến kỹ thuật chiến đấu hơn là màu sắc . Tuy vậy nếu nắm rõ qui luật lai tạo màu sắc cũng có ích trong 1 số trường hợp .
*Có 1 số người thích cá mang một màu nào đó vì có ấn tượng tốt với màu đó .
*Đôi khi đối với người chơi không có điều kiện hồ bọng, việc ép nhiều bầy cá sẽ chiếm nhiều chỗ, nếu có thể ép cùng lúc 3 bầy mang 3 màu khác nhau đã được tính toán trước, trộn 3 bầy từ lúc chưa lên màu sau này lớn lên không sợ lộn .
*Có khi gặp phải cá trống có tật ăn trứng phải dùng cá vú em ấp hộ, lỡ cá vú em còn sót trứng của nó trong miệng thì cá nở ra con nào là con của cá tốt, con nào con của vú em ? Nếu ta dùng cặp cá vú em cho ra màu khác thì khỏi phải lo lắng việc này .
Trước tiên phải xác định màu phản quang của con cá mình là màu gì . Cá có màu phản quang toàn thân thì dễ dàng rồi . Cá có ít màu phản quang, cần đem ra chỗ sáng, nước trong, không dùng nước lá bàng . Di truyền của lớp màu phản quang nằm ở các công thức dưới đây . Bài này chỉ chú trọng tới phần màu phản quang, các yếu tố đen đỏ, đậm nhạt, thuộc về loại di truyền khác .
1) Xanh lá x Xanh lá = 100% xanh lá
2) Xám x Xám = 100% xám
3) Xanh lá x Xám = 100% tím (xanh dương)
4) Xanh lá x Tím xanh dương = 50% xanh lá, 50% tím xanh dương
5) Tím x Tím = 25% xanh lá , 50% tím, 25% xám
Đối với cá đá khi lai tạo người ta thường chú trọng đến kỹ thuật chiến đấu hơn là màu sắc . Tuy vậy nếu nắm rõ qui luật lai tạo màu sắc cũng có ích trong 1 số trường hợp .
*Có 1 số người thích cá mang một màu nào đó vì có ấn tượng tốt với màu đó .
*Đôi khi đối với người chơi không có điều kiện hồ bọng, việc ép nhiều bầy cá sẽ chiếm nhiều chỗ, nếu có thể ép cùng lúc 3 bầy mang 3 màu khác nhau đã được tính toán trước, trộn 3 bầy từ lúc chưa lên màu sau này lớn lên không sợ lộn .
*Có khi gặp phải cá trống có tật ăn trứng phải dùng cá vú em ấp hộ, lỡ cá vú em còn sót trứng của nó trong miệng thì cá nở ra con nào là con của cá tốt, con nào con của vú em ? Nếu ta dùng cặp cá vú em cho ra màu khác thì khỏi phải lo lắng việc này .
Trước tiên phải xác định màu phản quang của con cá mình là màu gì . Cá có màu phản quang toàn thân thì dễ dàng rồi . Cá có ít màu phản quang, cần đem ra chỗ sáng, nước trong, không dùng nước lá bàng . Di truyền của lớp màu phản quang nằm ở các công thức dưới đây . Bài này chỉ chú trọng tới phần màu phản quang, các yếu tố đen đỏ, đậm nhạt, thuộc về loại di truyền khác .
1) Xanh lá x Xanh lá = 100% xanh lá
2) Xám x Xám = 100% xám
3) Xanh lá x Xám = 100% tím (xanh dương)
4) Xanh lá x Tím xanh dương = 50% xanh lá, 50% tím xanh dương
5) Tím x Tím = 25% xanh lá , 50% tím, 25% xám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét