Một con cá đuôi đơn với vây lưng rất to như cánh buồm, bằng chứng về ảnh hưởng của gen đuôi kép (ảnh Dan Young). |
Gen đột biến đuôi kép (dt) có tính lặn so với gen đuôi đơn thông thường (ST). Lai đuôi kép với đuôi đơn sẽ tạo ra 100% đuôi đơn, khoảng 75% số đó mang gen lặn đuôi kép. Có người nghĩ rằng lai như vậy sẽ tạo ra 100% cá đuôi kép, nhưng tôi từng thử nghiệm bằng cách lai con cá đực (ST/dt) với hai con cá mái cùng bầy. Một con tạo ra 25% cá đuôi kép còn con kia thì không. Sau đó tôi bắt con cá đuôi kép đực ở bầy đầu rồi lai với con cá đuôi đơn mái cùng bầy để tạo ra bầy không có con đuôi kép nào! Vì vậy, tôi chỉ có thể kết luận rằng gen đuôi kép không ảnh hưởng lên tất cả cá thể trong bầy như giả thiết trước đó.
Lai cá đuôi đơn với đuôi kép sẽ tạo ra toàn cá đuôi đơn mang gen đuôi kép (ST/dt). Lai hai con mang gen ST/dt với nhau sẽ tạo ra một số đuôi kép (khoảng 25%). Lai cá đuôi kép (dt/dt) với cá mang gen đuôi kép (ST/dt) luôn tạo ra rất nhiều cá đuôi kép, khoảng 50% nhưng lai kiểu này luôn để lại những vấn đề về di truyền chẳng hạn như teo đuôi, vẹo xương sống, hay cơ thể dị dạng. Những vấn đề này có thể được hạn chế nếu lai cá đuôi kép với nhau và tuyển chọn con giống không mang những khuyết tật trầm trọng.
Ngày nay, cách lai tạo thường được áp dụng để tạo ra những con cá cảnh đó là lai cá đuôi kép với đuôi đơn để làm gia tăng kích thước và độ rộng của vây lưng. Kết quả được biểu hiện ở ngay thế hệ đầu tiên F1 nhưng quá trình lai tuyển chọn sẽ cải thiện vây lưng cá đuôi đơn to gần bằng với cá đuôi kép!
Một dòng cá mới và hấp dẫn đó là HM đuôi kép với các thuỳ vây xếp chồng lên nhau và xoè rộng đến 180 độ hay hơn. Điều này, kết hợp với tỷ lệ cân đối của vây lưng và vây hậu môn sẽ thực sự tạo ra một con betta rất ấn tượng!
Bài viết cùng thể loại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét