Với mục đích trưng bày thể loại cá đuôi tưa, cá đuôi tưa được định nghĩa là cá có màng vây triệt thoái tối thiểu 33% khỏi các tia vây trên tất cả các vây chính (gồm đuôi, vây lưng và vây hậu môn). Yêu cầu này là bắt buộc đối với tất cả các vây chính nhưng không bắt buộc đối với tất cả các tia vây để đạt yêu cầu tối thiểu của thể loại đuôi tưa. Trên tạp chí Flare! số tháng 3 và 4 năm 2004, Uỷ ban trọng tài của IBC đã ban hành các tiêu chuẩn mới liên quan đến việc đánh giá về cá đuôi tưa. Nên nhớ rằng những tiêu chuẩn đánh giá trên chỉ áp dụng đối với cá đuôi tưa đực, còn cá đuôi tưa cái được đánh giá theo tiêu chuẩn về màu sắc dựa trên màu sắc của chúng.
Tia đơn (single ray) - ở cá đuôi tưa tia đơn lý tưởng, viền ngoài phải liền lạc và triệt thoái màng vây đều nhau trên tất cả các tia sơ cấp và tia nhánh.
Tia chéo (cross ray) – cá đuôi tưa tia chéo dĩ nhiên bao gồm những cặp tia vây kéo dài và bắt chéo với nhau. Cá đuôi tưa tia chéo mà mọi vị trí trên đuôi đều có tia vây bắt chéo nhau đôi khi được gọi là "King Crowntail", và được coi là cao cấp nhất trong thể loại đuôi tưa.
Tia đôi (double ray) - ở cá đuôi tưa tia đôi, màng vây triệt thoái ở hai cấp độ: cấp độ giữa một cặp tia nhánh và cấp độ khác, thường lớn hơn, giữa các tia vây. Các nhà lai tạo thường đề cao loại tia đôi và tia tứ (four ray). Những loại này được coi như là loại trung gian và không xếp trên loại đuôi đơn. Các loại tia tứ hay thậm chí tia bát (eight ray) thường không phổ biến và nếu có thì hầu như chỉ xuất hiện ở phần đuôi mà thôi.
Tia hai đôi - là hai lần tia đôi tức tia tứ.
Tia tự do (random ray) – nghĩa là tia đuôi pha trộn giữa tia đơn, tia đôi, tia tam và tia tứ với nhau. Tên này thường được dùng để mô tả cá đuôi tưa có dạng tia vây không ổn định.
Với mục đích đánh giá về cá đuôi tưa trong các cuộc trưng bày của IBC, dưới đây là những đặc điểm chất lượng mà các trọng tài cần phải lưu ý:
1. Màng vây phải triệt thoái tối thiểu 33% ở mỗi vây chính, triệt thoái 50% ở tất cả các vây chính là lý tưởng (VNRD: xin nhắc lại, vây chính ở đây là vây lưng, vây hậu môn và đuôi).
2. Tia vây kéo dài phải đồng nhất về độ cân đối, độ dài và khoảng cách (đối xứng).
3. Tia đôi và tia tứ xuất hiện cả trên vây lưng và vây hậu môn để phù hợp với tia đuôi.
Các đặc điểm không đạt ở cá đuôi tưa:
1. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở từ 2 đến 3 vây chính coi như KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG.
2. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở 1 vây chính coi như LỖI NẶNG.
3. Các tia vây có chiều dài khác nhau coi như LỖI NHẸ trừ phi tia vây đều và có kiểu thức lặp đi lặp lại.
4. Tia tự do, chẳng hạn như tia đơn xuất hiện ở tia đôi hay tia tứ chỉ nên coi là LỖI NHẸ và bỏ qua nếu chỉ có một tia vây thôi.
5. Mỗi tia vây bị cong hay vẹo được tính là một LỖI NHẸ.
6. Mỗi khoảng cách không đều giữa các tia vây được tính là một LỖI NHẸ.
Bài viết cùng thể loại:
Tia đơn (single ray) - ở cá đuôi tưa tia đơn lý tưởng, viền ngoài phải liền lạc và triệt thoái màng vây đều nhau trên tất cả các tia sơ cấp và tia nhánh.
Tia chéo (cross ray) – cá đuôi tưa tia chéo dĩ nhiên bao gồm những cặp tia vây kéo dài và bắt chéo với nhau. Cá đuôi tưa tia chéo mà mọi vị trí trên đuôi đều có tia vây bắt chéo nhau đôi khi được gọi là "King Crowntail", và được coi là cao cấp nhất trong thể loại đuôi tưa.
Cá đuôi tưa tia chéo đực (M. Tan). |
Cá đuôi tưa tia đôi (M. Tan). |
Cá đuôi tưa tia hai đôi (S. Khumhom). |
Với mục đích đánh giá về cá đuôi tưa trong các cuộc trưng bày của IBC, dưới đây là những đặc điểm chất lượng mà các trọng tài cần phải lưu ý:
1. Màng vây phải triệt thoái tối thiểu 33% ở mỗi vây chính, triệt thoái 50% ở tất cả các vây chính là lý tưởng (VNRD: xin nhắc lại, vây chính ở đây là vây lưng, vây hậu môn và đuôi).
2. Tia vây kéo dài phải đồng nhất về độ cân đối, độ dài và khoảng cách (đối xứng).
3. Tia đôi và tia tứ xuất hiện cả trên vây lưng và vây hậu môn để phù hợp với tia đuôi.
Các đặc điểm không đạt ở cá đuôi tưa:
1. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở từ 2 đến 3 vây chính coi như KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG.
2. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở 1 vây chính coi như LỖI NẶNG.
3. Các tia vây có chiều dài khác nhau coi như LỖI NHẸ trừ phi tia vây đều và có kiểu thức lặp đi lặp lại.
4. Tia tự do, chẳng hạn như tia đơn xuất hiện ở tia đôi hay tia tứ chỉ nên coi là LỖI NHẸ và bỏ qua nếu chỉ có một tia vây thôi.
5. Mỗi tia vây bị cong hay vẹo được tính là một LỖI NHẸ.
6. Mỗi khoảng cách không đều giữa các tia vây được tính là một LỖI NHẸ.
Bài viết cùng thể loại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét