Tôi chắc là nhiều người đã nghe nói về lai tuyển chọn (selective breed) hay lai dòng (line breed), nhưng làm cách nào để hiểu phương pháp này một cách đúng đắn… Ban đầu tôi nghĩ một cách đơn giản rằng chỉ cần chọn cặp cá tốt nhất trong bầy (anh em) để lai tạo tiếp hay lai chúng với cặp cá cha mẹ. Nhưng khi tôi đọc bài viết của Chuck Wolff trên diễn đàn Hal's Betta Club thì tôi mới nhận ra rằng mình cần phải biết nhiều hơn thế.
Để bắt đầu lai dòng, chúng ta cần phải đầu tư nhiều thời gian (khoảng từ 2 đến 3 năm), không gian (phải có đủ hồ ép và nuôi cá, v.v.) và dĩ nhiên là cả sự kiên nhẫn nữa. Thông qua việc lai dòng, chúng ta sẽ hiểu được tại sao mà một dòng cá mới hay một cá thể có chất lượng không thể “rẻ”!
Bạn có thể sử dụng phương pháp lai dòng để phát triển một dòng cá mới hay cải thiện dòng cá sẵn có của mình. Lai dòng sẽ khuyếch đại những đặc điểm tốt cũng như không tốt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên có tối thiểu từ 3 hay 4 thế hệ cận huyết của bất cứ dòng nào mà bạn đang cố lai tạo hay cải thiện.
Trước khi bắt đầu, bạn phải quyết định mình sẽ lai tạo theo dạng vây và thân hay là màu sắc. Dù bạn chọn đặc điểm nào thì cũng phải tự đưa ra một mục tiêu và tập trung tối đa vào đó. Thật buồn để nói rằng, để đạt được mục tiêu của mình, bạn phải hơi nhẫn tâm vì phải loại bỏ tất cả những con không đạt tiêu chuẩn.
Bây giờ, bạn phải bắt đầu với ít nhất 2 cá đực chất lượng (anh em) và 2 cá cái chất lượng (chị em).
Hãy đặt tên chúng như sau:
Thế hệ cha mẹ
Cha - Y
Anh em với cha - Yb
Mẹ - X
Chị em với mẹ - Xs
Phân dòng thứ 1
Cha mẹ : Y x X -> F1 (bao gồm cá cái - F1a và cá đực – F1b)
Phân dòng 1A : Cha Y x Con gái F1a -> F2 (bao gồm cá cái - F2a và cá đực - F2c)
Cha Y x Cháu gái F2a -> F3 (bao gồm cá cái – F3a và cá đực - F3c)
Phân dòng 1B : Mẹ X x Con trai F1b -> F2 (bao gồm cá đực - F2b và cá cái - F2d)
Mẹ X x Cháu trai F2b -> F3 (bao gồm cá đực – F3b và cá cái – F3d)
Phân dòng 1C : F3c (cá đực từ phân dòng 1A, F3) x F3d (cá cái từ phân dòng 1B, F3) -> F4
Phân dòng 1D : F3b (cá đực từ phân dòng 1B, F3) x F3a (cá cái từ phân dòng 1A, F3) ->F4
Phân dòng thứ 2
Cha mẹ : Yb x Xs -> F1 (bao gồm cá cái - F1e và cá đực – F1f)
Phân dòng 2A : Cha Yb x Con gái F1e -> F2 (bao gồm cá cái - F2e và cá đực - F2g)
Cha Yb x Cháu gái F2e -> F3 (bao gồm cá cái - F3e và cá đực – F3g)
Phân dòng 2B : Mẹ Xs x Con trai F1f hay F2 (bao gồm cá đực - F2f và cá cái- F2h)
Mẹ Xs x Cháu trai F2f hay F3 (bao gồm cá đực – F3f và cá cái – F3h)
Dòng 2C : F3g (cá đực từ phân dòng 2A, F3) x F3h (cá cái từ phân dòng 2B, F3) -> F4
Phân dòng 2D : F3f (cá đực từ phân dòng 2B, F3) x F3e (cá cái từ phân dòng 2A, F3) -> F4
Phân dòng thứ 3
Trước khi bắt đầu lai phân dòng thứ 3, bạn phải kiểm tra các thế hệ F4 từ cả hai phân dòng 1 và 2 coi xem đã đạt được mục đích hay chưa. Từ đời thứ 4, bạn sẽ thấy có sự cải thiện và đồng nhất ở vây đuôi/hình dạng hay màu sắc so với cá gốc.
Nếu bạn hài lòng với thế hệ thứ 4, bạn có thể lai tiếp phân dòng thứ 3 bằng cách lai chéo các cá thể thế hệ thứ 4 ở các phân dòng 1 và 2 với nhau, trong khi vẫn phải duy trì các phân dòng này.
Bây giờ, bạn đã thành công trong việc nâng cao chất lượng dòng cá của mình so với cá gốc và đây là phương pháp lai cận huyết cơ bản để có được dòng cá mà bạn mong muốn. Do vậy, lai dòng giúp bạn phát triển dòng cá của riêng mình.
Để bắt đầu lai dòng, chúng ta cần phải đầu tư nhiều thời gian (khoảng từ 2 đến 3 năm), không gian (phải có đủ hồ ép và nuôi cá, v.v.) và dĩ nhiên là cả sự kiên nhẫn nữa. Thông qua việc lai dòng, chúng ta sẽ hiểu được tại sao mà một dòng cá mới hay một cá thể có chất lượng không thể “rẻ”!
Bạn có thể sử dụng phương pháp lai dòng để phát triển một dòng cá mới hay cải thiện dòng cá sẵn có của mình. Lai dòng sẽ khuyếch đại những đặc điểm tốt cũng như không tốt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên có tối thiểu từ 3 hay 4 thế hệ cận huyết của bất cứ dòng nào mà bạn đang cố lai tạo hay cải thiện.
Trước khi bắt đầu, bạn phải quyết định mình sẽ lai tạo theo dạng vây và thân hay là màu sắc. Dù bạn chọn đặc điểm nào thì cũng phải tự đưa ra một mục tiêu và tập trung tối đa vào đó. Thật buồn để nói rằng, để đạt được mục tiêu của mình, bạn phải hơi nhẫn tâm vì phải loại bỏ tất cả những con không đạt tiêu chuẩn.
Bây giờ, bạn phải bắt đầu với ít nhất 2 cá đực chất lượng (anh em) và 2 cá cái chất lượng (chị em).
Hãy đặt tên chúng như sau:
Thế hệ cha mẹ
Cha - Y
Anh em với cha - Yb
Mẹ - X
Chị em với mẹ - Xs
Phân dòng thứ 1
Cha mẹ : Y x X -> F1 (bao gồm cá cái - F1a và cá đực – F1b)
Phân dòng 1A : Cha Y x Con gái F1a -> F2 (bao gồm cá cái - F2a và cá đực - F2c)
Cha Y x Cháu gái F2a -> F3 (bao gồm cá cái – F3a và cá đực - F3c)
Phân dòng 1B : Mẹ X x Con trai F1b -> F2 (bao gồm cá đực - F2b và cá cái - F2d)
Mẹ X x Cháu trai F2b -> F3 (bao gồm cá đực – F3b và cá cái – F3d)
Phân dòng 1C : F3c (cá đực từ phân dòng 1A, F3) x F3d (cá cái từ phân dòng 1B, F3) -> F4
Phân dòng 1D : F3b (cá đực từ phân dòng 1B, F3) x F3a (cá cái từ phân dòng 1A, F3) ->F4
Phân dòng thứ 2
Cha mẹ : Yb x Xs -> F1 (bao gồm cá cái - F1e và cá đực – F1f)
Phân dòng 2A : Cha Yb x Con gái F1e -> F2 (bao gồm cá cái - F2e và cá đực - F2g)
Cha Yb x Cháu gái F2e -> F3 (bao gồm cá cái - F3e và cá đực – F3g)
Phân dòng 2B : Mẹ Xs x Con trai F1f hay F2 (bao gồm cá đực - F2f và cá cái- F2h)
Mẹ Xs x Cháu trai F2f hay F3 (bao gồm cá đực – F3f và cá cái – F3h)
Dòng 2C : F3g (cá đực từ phân dòng 2A, F3) x F3h (cá cái từ phân dòng 2B, F3) -> F4
Phân dòng 2D : F3f (cá đực từ phân dòng 2B, F3) x F3e (cá cái từ phân dòng 2A, F3) -> F4
Phân dòng thứ 3
Trước khi bắt đầu lai phân dòng thứ 3, bạn phải kiểm tra các thế hệ F4 từ cả hai phân dòng 1 và 2 coi xem đã đạt được mục đích hay chưa. Từ đời thứ 4, bạn sẽ thấy có sự cải thiện và đồng nhất ở vây đuôi/hình dạng hay màu sắc so với cá gốc.
Nếu bạn hài lòng với thế hệ thứ 4, bạn có thể lai tiếp phân dòng thứ 3 bằng cách lai chéo các cá thể thế hệ thứ 4 ở các phân dòng 1 và 2 với nhau, trong khi vẫn phải duy trì các phân dòng này.
Bây giờ, bạn đã thành công trong việc nâng cao chất lượng dòng cá của mình so với cá gốc và đây là phương pháp lai cận huyết cơ bản để có được dòng cá mà bạn mong muốn. Do vậy, lai dòng giúp bạn phát triển dòng cá của riêng mình.
Bài viết cùng thể loại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét