Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Bettas Metallic và metallic toàn thân

Cá betta màu đồng/vàng kim (S. Khumhom).
Cá xanh dương “mask”.
Tôi xin giới thiệu với các bạn hai màu cá mới mà nhiều người đã gửi mail hỏi tôi: màu metallic và metallic toàn thân (mask). Tôi xin được bắt đầu bằng tuyên bố rằng, cũng như bài viết này, không ai có thể khẳng định mình đã giải đáp hết mọi bí ẩn về các gen này bởi vì chúng cần được nghiên cứu và thí nghiệm nhiều hơn là những gì chúng ta được biết dưới góc độ thú nuôi cá cảnh. Tuy nhiên, lãnh vực cá betta có một số yếu tố thuận lợi, yếu tố đầu tiên đó là những nhà lai tạo đam mê, nhiều người trong số họ yêu thích cá metallic và metallic toàn thân, từ đó họ nỗ lực lai tạo và ghi nhận những kết quả thu được. Yếu tố thuận lợi thứ hai đó là lãnh vực của chúng ta có một tên tuổi lớn, tiến sĩ Leo Buss.


Leo Buss là tiến sĩ và giáo sư thuộc khoa Địa chất và Địa vật lý tại đại học Yale, bang Connecticut. Ông cũng là biên tập viên mục Bettas... and More của tạp chí cá cảnh FAMA, và đóng góp hàng loạt thuyết trình về cá betta cho IBC.

Bởi vì tiến sĩ Buss cũng yêu thích dòng cá betta metallic nên ông sử dụng kính hiển vi điện tử để “quan sát” những lớp màu bên dưới lớp này. Dựa trên phát hiện của ông và kinh nghiệm thu thập được từ hàng loạt các nhà lai tạo khác, chúng ta có thể dựng nên một bức tranh rõ ràng hơn về cá metallic mà đó là bước đầu để hiểu metallic là gì và chúng ảnh hưởng lên những màu khác như thế nào.

Khi tôi hỏi Buss về thí nghiệm của ông, ông khẳng định rằng cá metallic và metallic toàn thân ra đời từ việc lai tạo cá betta thuần dưỡng với cá betta hoang dã như Betta imbellis. Buss nói: “tôi quan sát hàng loạt cá Betta imbellis từ những dòng khác nhau dưới kính hiển vi để tìm ra đặc điểm “hoang dã”, tất cả đều có màu đồng như từng được công bố trong một bài viết trên tờ FAMA”.

Bài viết đó được đăng trong số tháng 11/2005 ở mục “'Bettas...and More”, trong đó Buss cho rằng có một gen ngăn cản sự phát tán màu metallic được gọi là “no metallic spread” hay “NMS”. Kinh nghiệm lai tạo của ông cho thấy rằng đó là gen lặn. Buss cũng sử dụng ký hiệu “+” (ám chỉ gen hoang dã) cho những màu như màu đồng, và lưu ý rằng nó là gen lặn so với gen xanh dương (Bl). Nếu không có gen + thì cá betta màu đồng chỉ là cá xanh thép, xanh lục và xanh dương bình thường mà thôi.

Một điểm thú vị nữa đó là trong một email gửi vào tháng 8/2005, Buss lưu ý rằng mặc dù gen metallic và metallic toàn thân đều xuất phát từ việc lai tạp nhưng chúng không phải là một và có thể tồn tại một cách độc lập với nhau. Vì thế chúng ta có thể tạo ra những con cá xanh dương phủ metallic toàn thân chỉ sau một vài thế hệ. Buss nói hiệu ứng metallic có thể đạt được ở thế hệ thứ F4, cho dù theo kinh nghiệm của tôi, một khi gen metallic toàn thân được lai vào dòng cá thì hầu như không có cách gì để xoá bỏ nó được. Mặc dù sau rất nhiều thế hệ lai xa với cá ánh kim thuần (không mang gen metallic), tôi vẫn thấy một phần metallic và đặc điểm miệng xanh ở bầy cá con.

Lai tạo cá màu đồng
Bởi vì cá màu đồng/vàng kim đơn sắc có gen xanh thép, lai cá màu đồng x cá màu đồng luôn tạo ra 100% cá màu đồng. Có một ngoại lệ gen lặn duy nhất xuất hiện trong bày cá con, đó là cá cẩm thạch. Sau đây là một vài kết quả:

Cá màu đồng/vàng kim x cá xanh ngọc = tất cả đều là cá xanh ngọc với ít nhiều metallic.
Cá màu đồng/vàng kim x cá xanh dương = cá xanh dương/xanh lục và xanh “lá cây” với nhiều cấp độ metallic.

Còn đây là điều cực kỳ thú vị:

Cá màu đồng/vàng kim x đen melano = tất cả đều là cá xanh ngọc với ít nhiều metallic. Có con trông xanh hơn những con khác nhưng tất cả đều xanh. Màu đồng/vàng kim là gen + kết hợp với gen xanh thép không lẫn gen melano. Tuy nhiên, bởi vì cá mang gen metallic dị hợp tử vẫn có màu metallic, sự hiện diện của màu đồng làm cho cá có màu “xanh lục”.

Sự lấp lánh ở metallic hình thành không những bởi vì số lượng và phân bố của tế bào ánh kim màu đồng ở mỗi cá thể mà còn vì những tinh thể mà chúng chứa đựng cũng có kích thước khác nhau.

Với dòng cá “đồng thau” của mình, tôi bắt đầu bằng việc lai cá màu đồng/vàng kim với cá màu vàng để coi xem gen + tác động lên các gen đỏ và không đỏ (non-red) như thế nào. Sau đây là kết quả thu được:

Màu đồng/vàng kim x màu vàng = đỏ vảy vàng kim, cambodian, xanh lục/đỏ (như cá imbellis).
F2 (xanh lục/đỏ) = đỏ vảy vàng kim, cambodian, vàng, xanh lục/đỏ.
F3: “đồng thau” (thân màu vàng kim, vây đỏ).

Ngoài ra, tôi từng lai màu đồng/vàng kim với màu trắng đục (và thu được cá “bạch kim”), với đỏ metallic, cambodian metallic, đen viền (đen/xanh lục và màu đồng), với Mustard Gas metallic và với cẩm thạch. Dựa trên tất cả những kiểu kết hợp đó tôi có thể kết luận một cách chính xác rằng gen + không phải là gen lặn (tức cần 2 alen để thể hiện đặc điểm ra ngoài), tuy nhiên gen + chỉ tác động rất ít đến các màu khác ở những thế hệ lai đầu tiên.

Những dòng cá mà tôi từng thấy nhưng chưa thử nghiệm đó là vàng metallic và cam metallic.

Gen metallic toàn thân (mask)
Ở cá ánh kim bình thường không mang gen +, thân và vây màu xanh dương, xanh lục hay xanh thép và đầu luôn có màu nâu hay đen. Khi lai chúng với cá metallic thường tạo ra gen “mask” mà nó làm màu metallic lan đến cả đầu và mặt của cá ánh kim bình thường. Gen “mask” có thể hoạt động một cách độc lập so với gen metallic và mức độ ảnh hưởng có thể yếu (ở những con cá màu đồng/vàng kim mà đầu vẫn đen) hay mạnh làm cho màu metallic phủ khắp đầu và thân cá trông như một bộ áo giáp. Hoàn toàn có thể lai metallic để tạo ra gen “mask” và tiếp tục lai tuyển chọn từ đó để tạo ra dòng mask với màu metallic phủ toàn thân.

Ảnh hưởng của gen +
Màu đồng/metallic được tạo ra bởi các tế bào ánh kim có kích thước khác nhau nằm ở lớp màu ánh kim. Ở những con cá ánh kim thuần như xanh dương, xanh lục và xanh thép, các tế bào ánh kim có cùng kích thước và hình dạng làm cho cá có mà ánh kim “bình thường”. Kích thước khác biệt của các tế bào ánh kim ở cá metallic tác động đến sự tán xạ của phổ ánh sáng, đây là lý thuyết giải thích về sự biến đổi màu sắc thường thấy ở cá metallic.

Tác động của gen metallic lên những màu khác đó là nó làm cá trắng đục “trắng hơn” và cá đỏ toàn thân “đỏ hơn” bằng cách làm lớp màu dày hơn và lan ra toàn thân đến đầu và mặt. Nó cũng làm màu đen melano “đen hơn” bằng cách phủ đầy lớp ánh kim vốn được xem là khiếm khuyết ở màu đen. Một con cá đen ánh kim như vậy sẽ có thân màu đồng và vây màu đen thay vì thân màu thép, và một con melano chất lượng thuộc dòng này sẽ có rất ít màu ánh kim hay đen tuyền. Có một hiện tượng rất thú vị mà tôi quan sát thấy ở dòng đen metallic của mình (“siêu đen”), đó là những cái vảy màu đồng đôi khi có vẻ “bong ra” và để lại màu đen hoàn toàn ở lớp bên dưới,

Gen metallic cũng tạo ra một số loại betta đẹp nhất ngày nay với đủ loại màu sắc lấp lánh. Vấn đề duy nhất cần phải quan tâm đó là dòng cá “cũ” sẽ bị biến mất hoàn toàn nếu chúng ta không cố ý lưu giữ chúng bởi vì gen + tác động một cách mạnh mẽ đến bất cứ gen nào mà nó kết hợp với. Do đó, chúng ta cần phải lưu giữ những dòng cá thuần như ánh kim, đỏ, vàng, trắng đục, đen melano và những dòng cá khác tách biệt với gen +.

Nói một cách nghiên túc, làm việc với gen + vừa thú vị vừa háo hức. Có thể tạo ra bao nhiêu màu? Câu hỏi đó vẫn đang cần được giải đáp. Nhưng tất cả chúng ta đều cảm thấy rất thú vị trong khi tìm kiếm câu trả lời!


Bài viết cùng thể loại:


Lai tạo cá betta đỏ vang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét