Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Tiêu chuẩn dành cho cá halfmoon và đuôi kép

Betta Halfmoon trống
Betta Halfmoon mái


I-CÁ BETTA CẢNH LÝ TƯỞNG
Cá betta cảnh lý tưởng phải có sức khoẻ hoàn hảo thể hiện qua việc không có dấu hiệu bệnh lý và bơi lội nhanh nhẹn. Thân và vây không có khuyết tật. Thân không có sẹo, đốm hay mất/méo vảy. Tia vây phải thẳng hay cong đều. Vây phải trương thẳng và mang phải phùng hết cỡ. Chuyển động liên tục và phản ứng dữ dội đối với bất kỳ cá khác. Cá betta cảnh lý tưởng phải gần như đối xứng giữa phần trên và phần dưới qua đường giữa. Cá betta như vậy có tỷ lệ cân xứng giữa thân và vây. Thân thuôn dần về phía gốc đuôi. Vây lưng gần giống với vây hậu môn về kích thước, hình dạng và độ rộng. Đuôi phải xòe đủ 180 độ. Viền ngoài các vây lưng, đuôi và vây hậu môn phải tạo thành một vòng tròn mà không có ngắt quãng giữa các vây. Vây phải rộng và hơi xếp chồng ở mép. Tia vây phân nhánh nhị cấp và tam cấp; khoản cách cũng như chiều dài các tia phải đồng đều.


Cá betta cảnh lý tưởng phải có màu tươi tắn và phân bố đồng nhất. Ở các thể loại màu đơn sắc, vây không được lem và không được có các đốm hay chấm màu lạ trên thân. Các thể loại hoa văn phải có màu đậm và nhạt để tạo ra độ tương phản cao nhất. Màu sắc của cá betta nói chung phải bắt mắt và tươi tắn.

II-TIÊU CHUẨN CHUNG
Đây là những tiêu chuẩn chung áp dụng cho mọi thể loại cá betta. Tiêu chuẩn chung là các hướng dẫn đánh giá dựa trên thể trạng và các đặc điểm bên ngoài của cá betta.

Lãnh vực đánh giá
Lãnh vực đánh giá của tiêu chuẩn chung bao gồm kích thước, thể trạng, trình diễn và vây.

Tiêu chuẩn
Mỗi lãnh vực đánh giá đều có những thành phần đánh giá gọi là tiêu chuẩn.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG 
1) KÍCH THƯỚC 2) ĐIỀU KIỆN 3) TRÌNH DIỄN 
a) Kích thước 
1) Thân 
2) Vây 
3) Tổng thể
b) Mức độ đối xứng
c) Tỷ lệ 
d) Hình dạng 
1) Thân 
2) Vây 
3) Tổng thể 

ĐẶC ĐIỂM VÂY
(Kích thước; Mức độ đối xứng; Tỷ lệ; Hình dạng) 
Vây lưngđuôivây hậu mônvây bụng và vây ngực.

Để tham khảo, cần cung cấp một hình ảnh về giải phẫu chung của cá betta bởi vì những tiêu chuẩn ở đây sử dụng những thuật ngữ về các bộ phận của cá betta mà người đánh giá cần nắm rõ.

 


III-KÍCH THƯỚC
KÍCH THƯỚC THÂN
Cá đực phải dài tối thiểu 3.8 cm. Cá cái phải dài tối thiểu 3.2 cm. Cá Betta splendens không đạt kích thước này sẽ bị loại (đối với các loài cá betta hoang dã, xin xem tiêu chuẩn về cá hoang dã và plakat). Kích thước là yếu tố cuối cùng được xét đến khi đánh giá cá đẹp nhất trong mỗi thể loại. Nếu tất cả các yếu tố đều như nhau (cùng số điểm lỗi bị trừ đi) thì cá lớn hơn sẽ chiến thắng. 

KÍCH THƯỚC VÂY
Kích thước vây dưới đây được áp dụng cho các thể loại Betta splendens đực. Mặc dù các mô tả dựa trên chiều dài vây, người đánh giá và quan sát cá nên nhớ rằng trọng tâm của việc đánh giá vây phải dựa trên độ rộng và kích thước của chúng. 

Vây lưng
Phải đạt tối thiểu 1/2 chiều dài thân, đo từ điểm gốc đến chóp của tia vây trung tâm 

Đuôi
Phải dài tối thiểu 1/2 chiều dài thân, đo từ gốc đuôi đến điểm giữa của viền đuôi – KHÔNG phải là chóp của tia vây dài nhất.

Vây hậu môn
Phải dài tối thiểu 1/2 chiều dài thân, đo từ điểm gốc đến chóp của tia vây trung tâm

Vây bụng
Phải gần bằng chiều dài của vây hậu môn. 

Vây ngực
Vây ngực rất khó đánh giá, bởi vì chúng hầu như trong suốt. Tuy nhiên, nhìn chung vây ngực to được ưu tiên hơn.

IV-MỨC ĐỘ ĐỐI XỨNG 
Cá betta lý tưởng phải có tỷ lệ cân bằng giữa thân và vây với hình dạng liền lạc. Thân phải gần như đối xứng giữa phần trên và dưới thông qua đường giữa, ngoại trừ vùng phía trước vây hậu môn nơi chứa các cơ quan nội tạng. Hình tổng thể của ba vây lẻ phải càng gần với vòng tròn càng tốt với viền ngoài liền lạc và không đứt đoạn. Ở cá đuôi kép, người đánh giá mong muốn, về nguyên tắc, mức độ đối xứng cao hơn so với cá betta đuôi đơn. Các vây lẻ nên đối xứng qua đường giữa. Cần có yêu cầu này bởi vì cá đuôi kép có vây lưng lớn hơn với độ rộng, kích thước và hình dạng tương đương với vây hậu môn. 

V-TỶ LỆ 
Điều quan trọng là vây và thân phải tỷ lệ với nhau. Nếu các vây lớn thì thân cũng phải lớn. Một vây lẻ quá to (hoặc nhỏ) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ đối xứng và vẻ đẹp tổng thể của cá.

VI-HÌNH DẠNG
Thân phải tròn trịa và hơi to ở phần bụng. Đầu thuôn dần về phía đuôi với gốc đuôi mỏng hơn. Tỷ lệ độ dày đầu và gốc đuôi từ 3 đến 4 lần. Hình dạng tổng thể của cá betta rất quan trọng. Thân và bề ngoài của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình dạng tổng thể của cá betta. Thân hình phải hài hòa với bộ vây và không được lấn át nó.

Ví dụ: cá thân mập mạp với vây bé xíu là lỗi nghiêm trọng. Nhưng cá betta đuôi kép có thể có thân ngắn hơn – tính từ đầu đến đuôi – so với cá betta đuôi đơn. Thân dày hơn được chấp nhận chừng nào mà chúng góp phần vào việc nâng đỡ bộ vây lớn hơn ở cá đuôi kép (không áp dụng cho các biến thể, cá plakat và cá hoang dã).

VÂY

Vây lưng 
Cá đuôi đơn
Hàng loạt hình dạng được chấp nhận – bán nguyệt, góc tư, chữ nhật – chừng nào mà độ rộng và kích thước còn chấp nhận được. Hình tam giác là không đạt. Tương tự như các vây khác, độ rộng và kích thước rất quan trọng, vây càng lớn càng tốt. Một cách lý tưởng, vây lưng nên xếp chồng lên đuôi một cách hài hòa nhưng không được dính liền với nó. Tia vây đầu tiên (gần đầu) phải có chiều dài tương đương với các tia khác và không được “cũn cỡn”.

Cá đuôi kép
Gốc vây lưng cá đuôi kép tương đối lớn hơn so với cá đuôi đơn. Một cách lý tưởng, vây lưng cá đuôi kép phải là hình phản chiếu của vây hậu môn để duy trì tính đối xứng.

Betta đuôi kep

+ Về con giống : 
- Có câu “ chó giống cha , gà ( cá ) giống mẹ , nói vậy để thấy con giống đóng vai trò quyết định về tương lai của bầy cá sau này , vì thế muốn có bầy cá hay thì đầu tiên phải chọn con giống cho tốt .
- Độ tuổi thích hợp để ép cá : Chúng ta hay có thói quen hễ thấy cá hay là cứ ép , nhiều khi cá trống và cá mái quá non hoặc quá già và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như chất lượng của bầy con sau này . Một lần mình có hỏi điều này với chú Tư , một cao thủ ở Long An , chú này là đệ tử ruột của bác Năm Phẩm sống trong hẻm gần cổng chính Ga xe lửa khét tiếng một thời , chú chỉ nói vỏn vẹn “ trống 11 mái 9 “ đặc biệt với cá mái khi 8 tháng thì chọn con nhỏ con đem ra nuôi riêng 1 tháng rồi mới ép , không chọn mấy con mái to con trong bầy . Vì sao phải chọn như vậy thì chú chỉ nói những con mái nhỏ thường sẽ cho ra những con cá hay hơn những con mái lớn và còn nhiều điều thú vị về việc chọn con giống mà có thời gian mình sẽ kể thêm với các bạn

+ Nguồn nước :
Mình thấy đây là yếu tố rất quan trọng , nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của cá , môi trường nước đối cá giống như không khí đối với chúng ta vậy .Do đó cần xử lí nước trước khi thả cá , chúng ta thấy tại các trại cá luôn có những hồ nước dự phòng , nhiều trại cẩn thận thì ta thấy dưới đáy các hồ có bỏ sỏi lớn hoặc đá xanh và cho 1 ít nước vôi vào ( mình thấy họ lấy 1 ít vôi sống hòa với 1 lít nước cho hòa tan với nhau , sau đó đổ nước vôi này vào hồ nước có diện tích 2mx2m ) sau đó bắt 1 con cá nhỏ thả vào , sau mấy ngày con cá đó còn sống thì người ta dùng nước đó nuôi cá .

+ Thức ăn cho cá qua từng giai đoạn trưởng thành .
Chế độ dinh dinh dưỡng cho cá qua từng giai đoạn thực ra rất quan trọng mà nhiều bạn ít để ý tới , và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cá bạn bị đẹt hay còn gọi là “ suy dinh dưỡng “ con lớn con nhỏ không đồng đều
Theo kinh nghiệm của các bậc trưởng bối đi trước chỉ lại thì ta chia thành 3 giai đoạn phát triển của cá .

Giai đoạn 1 : 3 Tháng đầu ( thời kỳ thúc ) 
Đây là thời điểm quan trọng cho sự khởi đầu của bầy cá
Thức ăn cho 3 tháng này : atermia ( hoặc trùn cỏ , con mẻ … ) , bobo , trùn chỉ .
* Tháng đầu : atermia hoặc trùn cỏ , con mẻ , bobo .
* Tháng 2 ,3 : bobo , trùn chỉ

Chú ý : Sau giai đoạn 1 cá sẽ dài khoảng 2cm , màu sắc khá rõ và có thể phân biệt trống mái . Đồng thời lúc này sẽ xuất hiện những cá thể lớn nhỏ không đồng đều , do đó đây là thời điểm để chia bầy .
Chia bầy : Trước hết phải phân ra cá lớn qua 1 bên , cá nhỏ qua 1 bên sau đó dựa vào số lượng cá trong bầy và diện tích hồ nuôi mà ta chia cho phù hợp
Ví dụ : số lượng 100 con thì cần diện tích khoảng 1m2 x 2m và tỉ lệ 10% mái cho 100% trống ( có nghĩa là cứ 100 con trống thì phải có 10 con mái để giữ bầy )

Giai đoạn 2 : tháng thứ 4,5,6 
Đây là thời điểm cá bắt đầu phát triển mạnh về bộ khung xương , răng và bộ vẩy . Do đó nguồn nước và thức ăn lúc này rất quan trọng

Nguồn nước : Mình thường cho 1 ít lá chuối khô xuống hồ rồi dùng đất sét trắng phủ 1 lớp đè lên lá chuối sau đó bơm nước vào . Để vậy vài ngày đến khi nước trong trở lại thì cho 1 ít muối hột và nước vôi ( nói ở trên ) vào hồ , thêm rong , bèo , cỏ thằn lằn hay lục bình vào tùy ý . Lúc này thả 1 con cá rô con hoặc 1 con cá đá vào , sau vài ngày thấy con cá khỏe mạnh là nguồn nước đã xử lý tốt , vớt con cá đó ra và có thể yên tâm thả bầy cá vào
Chú ý : Việc này phải chuẩn bị trước khi chia bầy .

Thức ăn cho giai đoạn này : lăng quăng , trứng kiến hoặc trứng mối , thịt tôm ( tôm sống lột vỏ bỏ đầu rồi giã nhuyễn phơi 1 chút cho ráo rồi cho cá ăn , có thể cất vào tủ lạnh để dành từ từ cho ăn )
Sau giai đoạn này cá đã được 6 tháng và dài khoảng 3cm đến 4cm , đồng thời cũng đã có hình dáng của 1 chiến binh . Thời điểm này thích hợp để kiểm tra cá bằng cách xổ thử để xem nết cắn , răng , da vẩy …. Từ đó ta sẽ có hướng khắc phục nếu cá còn yếu ở điểm nào vào giai đoạn 3 .

Giai đoạn 3 : Tháng thứ 7,8,9
Thức ăn chính cho giai đoạn này : Lăng quăng , lâu lâu cho ăn thêm trứng kiến hoặc trứng mối .

Giai đoạn này cá đang phát triển mạnh về bản năng sinh tồn nên sẽ xuất hiện cá đầu đàn và việc chia lãnh thổ , cá đầu đàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc “ bình ổn “ những con cá “ nổi loạn “ trong bầy . Cho nên đừng bắt ra khi thấy trong bầy có 1 con bổng dưng hung dữ rượt đuổi những con khác .
Thời điểm này bạn nên kỹ 1 chút , tránh những tác động trực tiếp lên bầy cá như : Chuyển từ hồ này sang hồ khác , thay nước không đúng cách , bắt cá lên xem rồi thả xuống , cho ăn chưa no , để người khác thọt tay vào vọc hồ cá … Những việc như vậy sẽ khiến bầy cá bị động lãnh thổ và kích hoạt bản năng sinh tồn dẫn đến bị stress và hậu quả là “ xẹt bầy “ . Đây là điều tối kỵ của dân nuôi cá đá .

Chú ý : Sau giai đoạn này những chiến binh của bạn đã thực sự trưởng thành và đã có thể đi chinh chiến . Tuy nhiên đây chỉ mới là lúc các chiến binh của bạn được tách riêng và huấn luyện ( 2 đến 3 kỳ ) để trở thành những sát thủ thực thụ .

Các bạn thấy đó , để tạo bầy cá ưng ý thật không đơn giản chút nào . Bài viết mình chỉ mang tính chất tham khảo nên không tránh những điều sai hoặc thiếu xót , mong các bậc cao nhân chỉ bảo thêm . Chúc các bạn thành công và có những bầy cá ưng ý .

Một sô câu hỏi thường gặp khi ép cá 

1. Tại sao cá bột hay chết hàng loạt ? thậm chí chết sạch trong khoảng 15 ngày đầu tiên ? 

Trước đây , tháng đầu tiên thật sự là nổi khiếp sợ của dân nuôi cá nghiệp dư như mình , chỉ sau 1 đêm ngủ dậy , bầy cá nhiều đến đen cả bể ép của mình bổng dưng phơi bụng chết hàng loạt hoặc chỉ còn vài con sau 1 tháng . Mình nghĩ đây cũng là vấn đề chung của nhiều anh em đã gặp phải . Vậy nguyên nhân do đâu ?
Sau thời gian quan sát và thất bại tới thất bại lui , mình đã nghiệm ra được 1 số điều . Và bây giờ không bầy cá nào mình ép ra có số lượng dưới 200 con .

Đuôi
Ở cá betta đuôi đơn, hình dạng lý tưởng là hình bán nguyệt xòe đủ 180 độ. Dựa trên sự tuyển chọn của các nhà lai tạo, phân nhánh tia vây, điều kiện chăm sóc, tình trạng và mức độ xòe của vây, đây là đặc điểm rất khó lai tạo và duy trì. Bởi vậy, một số thể loại đôi khi không hề có cá thể đuôi đạt chuẩn. Ở những thể loại như vậy, nếu mọi thứ đều ngang nhau, cá thể đối xứng nhất với đuôi xòe to nhất và cá thể có ít lỗi nhất sẽ có nhiều cơ hôi đoạt giải nhất. Đuôi xòe trên 180 độ không hề được ưu tiên hay đánh giá thấp hơn so với đuôi xòe đúng 180 độ. 

Mọi thể loại, kể cả cá đuôi kép, phải có tia vây phân bố đều giữa phần trên và phần dưới. Kích thước phải tỷ lệ với độ dài.Lưu ý: với cá đuôi kép – kích thước và phân bố của phần trên và dưới phải tương đương nhau. Hai thùy đuôi có thể xếp chồng nhưng phải phân tách đến tận gốc đuôi. Hình dạng lý tưởng của các thùy đuôi là hình bán nguyệt. 

Vây hậu môn
Nên sắc cạnh. Hình dạng lý tưởng là hình thang cân với cạnh ngắn ở gốc vây, phần nối với thân. Nói cách khác, phần viền vây nên lớn hơn phần gốc vây. Cạnh phía trước và phía sau không nên hội tụ vào một điểm tạo thành hình tam giác. Vây nên xòe rộng. Một cách lý tưởng, vây hậu môn hơi xếp chồng lên nhưng không được dính với đuôi. Vây hậu môn hình tam giác là một dạng lỗi vì quá dài (từ 1.5 đến 2 lần chiều rộng). Vây hậu môn không nên dài quá điểm thấp nhất của đuôi.

Vây bụng
Hình dạng giống như lưỡi kiếm với phần lưỡi hướng về phía sau. Cạnh phía trước phải hơi lồi. Chóp nhọn. Các vây phải đều và không được bắt chéo. Chúng phải hoàn toàn tương xứng với nhau. Vây bụng không được quá dài, quá ngắn hay mảnh mai. Vây nên xòe rộng. Vây bụng ở cá cái thường ngắn so với thân.

Vây ngực
Vây ngực là phần quan trọng nhất để bơi lội, duy trì sự cân bằng của cá trong nước và chuyển động khi cá xung. Vây ngực nên to và rộng.

HÌNH DẠNG TỔNG THỂ
Hình dạng tổng thể của cá Betta splendens đực (đuôi đơn hay đuôi kép) phải là một vòng tròn mà không có kẽ hở giữa các vây lẻ. 

Đuôi kép 
Betta đuôi kép khác với cá đuôi đơn ở nhiều đặc điểm:
1- Có hai thùy đuôi thay vì một, và phân tách hoàn toàn đến tận gốc đuôi.
2- Có gốc đuôi lớn, để nâng các thùy đuôi.
3- Có vây lưng lớn hơn, gần bằng kích thước của vây hậu môn
4- Thân thường “cũn cỡn” và hơi ngắn.
5- Gốc đuôi thường bị cong ở nhiều góc độ. Điều này được nhận biết một cách rõ ràng khi quan sát từ bên trên. Nếu cong quá nhiều thì bị coi là lỗi, nếu chỉ hơi cong thì không bị trừ điểm.

Cá cái
Tất cả các thể loại cá cái phải có cùng hình dạng như cá trống cùng loại, nhưng vây ngắn hơn và thân mập hơn. IBC khuyến khích việc duy trì những dạng cá cái và cá trống riêng biệt. Cá betta cái khác với cá đực ở nhiều điểm và luôn phải có bề ngoài “nữ tính”.
1- Cá cái nhìn chung thường nhỏ con hơn. Vùng bụng của chúng thường căng tròn hơn so với cá đực.
2- Cá cái thường không có bộ vây to như cá đực.
3- Cá cái thường có đốm trứng màu trắng ở bụng. Bộ vây cá cái nên to nhưng không to như cá đực.
4- Cá cái thường ít có biểu hiện hung dữ.


VII-THỂ TRẠNG
THỂ TRẠNG CHUNG
“THỂ TRẠNG” là điều kiện thể chất của cá betta và mức độ “xây xước” của thân/vây mà chúng góp phần vào hình dạng tổng thể của cá.

Cá phải có bề ngoài đầy đặn với các vây và vảy trên thân lành lặn. Tuổi tác có thể khiến cá xuống cấp chẳng hạn như thân quá sồ sề hay tia vây bị cong.

Thân
Điều mấu chốt là hình dạng phải hoàn hảo. BẤT KỲ khiếm khuyết thể chất nào như thiếu vảy hay bất kỳ loại dị dạng nào khác đều bị coi là lỗi.

Vây
Có hai loại vây chẵn – vây bụng và vây ngực – và ba loại vây lẻ - vây lưng, đuôi và vây hậu môn – với những tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các loại vây. Tia vây nên thẳng hay hơi cong cho đến khi phân nhánh và phát triển song song hay xòe ra một cách liền lạc khi chúng đi xa khỏi gốc. Các tia vây có thể nhô ra khỏi màng vây – gọi là tia nhú hay chồi. Một khi cá có tia vây nhú, thì tất cả các vây đều phải có tia nhú và chúng phải đều nhau. Màng vây phải rộng, mạnh mẽ và lành lặn. Viền vây phải trơn tru và liền lạc trừ phi có tia vây nhú. Các vây đều phải có khả năng xòe hết cỡ với các tia vây và màng vây đều và căng. Các lỗ mọt hay cạnh không đều cho thấy vây từng bị rách và hư hại trước đó và việc “bung vây” phô bày thể trạng của cá, thể hiện chế độ chăm sóc hay tình trạng căng thẳng. Có nhiều mức độ lỗi từ nhẹ cho đến bị loại.

Tia vây nhú/vây lược không nên bị coi là thể trạng không tốt. Cá đuôi tua (fringe) còn được gọi là đuôi lược (combtail). Dạng tia vây nhú thật mạnh với màng vây ít hơn nhiều so với bình thường gọi là đuôi tưa (crowntail) và có tiêu chuẩn riêng.
VIII-TRÌNH DIỄN

Khả năng trình diễn tốt, thường khi giương vây, là một đặc điểm quan trọng ở cá Betta splendens bởi vì không chỉ thể hiện tình trạng sức khỏe, nó còn cho phép những đặc điểm khác như màu sắc được phô diễn một cách tối đa. Mặc dù chỉ là một đặc điểm nhỏ, việc trình diễn kém cỏi sẽ đem lại kết quả tiêu cực so với những đối thủ dự thi khác. Trình diễn kém cỏi sẽ tạo ra ấn tượng “cá không mạnh khỏe” hay hoảng sợ. Hiển nhiên, cá phải được đánh giá một cách toàn diện về mặt trình diễn. Mỗi phần cơ thể như tia vây/thân đều đóng một vai trò trong đó.



Lưu ý: cá betta hoang dã được đánh giá điểm trình diễn theo cách khác – xem mô tả. Những loài khác với Betta splendens, đặc biệt là cá ấp miệng, thường rất nhút nhát khi lên lọ và hiếm khi giương vây. Tuy nhiên, tất cả cá bất kể loài nào phải có bề ngoài lanh lợi với các vây trương thẳng.



IX-LỖI CHUNG

LỖI BỊ LOẠI – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI
1. Không đạt kích thước thân (cá đực dưới 3.8 cm, cá cái dưới 3.2 cm).

2. Bơi lội khó khăn (vì bộ vây quá to hay có tật ở bóng bơi).

3. Sai thể loại (cá đăng ký sai thể loại).
A. Loại cá (non-splendens tức không phải cá thuần dưỡng) không thể định danh.
B. Màu sắc và dạng vây không thể định danh.
C. Sai giới tính.
D. Sai loài trong thể loại đăng ký.
E. Cá lai trong thể loại non-splendens (không phải cá thuần dưỡng).

4. Cá đực có “đốm-trứng”, hay cá cái không có “đốm-trứng”.

5. Cá cái vây quá to (như cá đực).

6. Dị dạng (đặc biệt ở cá đuôi kép).

7. Thiếu một phần thân thể, chẳng hạn như mắt, nắp mang hay vây.

8. Có biểu hiện bệnh tật.

9. Mù (đặc biệt ở cá opaque và bạch tạng).

10. Bụng trướng (phình to).

11. Nhút nhát hay hoảng sợ – nằm sát dưới đáy.


LỖI Ở ĐẦU – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI
1. Miệng hơi biến dạng (lỗi nhẹ).

2. Bướu, lõm hay những biến dạng nhỏ khác (lỗi nhẹ).

3. Bướu, lõm hay những biến dạng lớn khác (lỗi nặng).

4. Đầu vênh (thường hướng lên) so với thân (lỗi nghiêm trọng).

LỖI Ở THÂN – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI
1. Thân cũn cỡn hay hơi mập (lỗi rất nhẹ).

2. Thân cá đuôi kép quá ngắn hay cũn cỡn (lỗi rất nhẹ).

3. Thân hơi nhỏ so với vây (lỗi nhẹ).

4. Thân không hoàn hảo – hơi khác thường (lỗi nhẹ).

5. Thân “mập” hay “mảnh mai” (lỗi nặng).

6. Nắp mang không khép kín (lỗi nặng).

7. Lưng hơi võng hay gù (lỗi nặng).

8. Gốc đuôi cá đuôi kép bị lồi hay cong một cách đáng kể (lỗi nặng).

9. Lưng quá võng hay gù (lỗi nghiêm trọng).

LỖI Ở VÂY – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI

Tổng thể – mọi loại vây
1. Tất cả các tia trên vây nhô ra, nhưng một số không đều (lỗi nhẹ).

2. Một tia vây bị cong (lỗi nhẹ).

3. Tia chỉ nhô ra trên một số vây (lỗi nhẹ).

4. Viền ngoài các vây lẻ tạo thành hình oval thay vì hình tròn (lỗi nhẹ) – KHÔNG áp dụng cho plakat và cá cái.

5. Kẽ hở giữa các vây lẻ - không xếp chồng lên nhau (lỗi nặng).

6. Vây quá nhỏ so với thân (lỗi nặng).

7. Các tia vây bị cong – nhiều hơn một tia (lỗi nặng).

8. Vây không đều – chỗ rộng, chỗ hẹp (lỗi nặng).

9. Viền ngoài các vây lẻ tạo thành hình bất đối xứng, chẳng hạn như có góc cạnh hay bất thường (lỗi nặng).

Vây bụng
1. Vây bụng bắt chéo (lỗi rất nhẹ).

2. Vây bụng mảnh mai (lỗi rất nhẹ).

3. Vây bụng quá dài – trừ cá plakat (lỗi rất nhẹ).

4. Vây bụng hơi ngắn (lỗi nhẹ).

5. Vây bụng cong (lỗi nhẹ).

6. Vây bụng cũn cỡn (lỗi nhẹ).

Vây lưng
1. Có một vài tia vây ngắn phía trước vây lưng, không tương xứng với vây hậu môn (lỗi rất nhẹ).

2. Vây lưng nhỏ so với vây hậu môn và đuôi (lỗi nhẹ).

3. Cá đuôi đơn có vây lưng hơi dẹp (lỗi nhẹ).

4. Cá đuôi kép có vây lưng hơi hẹp hơn so với vây hậu môn (lỗi nhẹ).

5. Vây lưng cá đuôi kép có một số tia ngắn phía trước, không tương xứng với vây hậu môn (lỗi nhẹ).

6. Cá đuôi đơn có vây lưng quá dẹp (lỗi nặng).

7. Cá đuôi kép có vây lưng quá hẹp so với vây hậu môn (lỗi nặng).

8. Vây lưng quá nhỏ so với vây hậu môn và đuôi (lỗi nặng).

Vây hậu môn
1. Vây hậu môn kéo dài xuống cạnh dưới của đuôi (lỗi nhẹ)

2. Các tia vây phía trước cong vẹo (lỗi nhẹ).

3. Phía trước và sau của vây hậu môn quá tròn trông giống như một “góc tư” vòng tròn (lỗi nặng).

4. Các tia vây phía trước cong vẹo nghiêm trọng (lỗi nặng).

5. Hình tam giác (lỗi nghiêm trọng).

Đuôi
1. Cạnh đuôi thẳng nhưng hơi tròn ở góc (lỗi rất nhẹ).

2. Các thùy đuôi kép đầy đặn nhưng không phân tách hoàn toàn – chỉ phân tách hơn 3/4 (lỗi rất nhẹ).

3. Đuôi không cân xứng – hơi cụp xuống (lỗi nhẹ).

4. Các thùy đuôi kép hơi không đều (lỗi nhẹ).

5. Tia vây đuôi đầu tiên ngắn (lỗi nhẹ).

6. Đuôi hơi nhỏ - không cân xứng với vây lưng và vây hậu môn (lỗi nhẹ).

7. Cạnh đuôi không thẳng, hơi lài về phía sau (lỗi nhẹ).

8. Tia đuôi không phân nhánh đến nhị cấp (4 nhánh) ở cá cái, hay tam cấp (8 nhánh) ở cá đực (lỗi nhẹ).

9. Đuôi xòe > 165 độ nhưng < 180 độ (lỗi nhẹ).

10. Các thùy đuôi kép phân tách từ 1/2 đến 3/4 (lỗi nhẹ).

11. Đuôi bất đối xứng – cụp xuống khỏi đường giữa trên 75% (lỗi nặng).

12. Đuôi rất nhỏ - không cân xứng với vây lưng và vây hậu môn (lỗi nặng).

18. Các thùy đuôi kép không đều và nhỏ (lỗi nghiêm trọng).

19. Đuôi không cân xứng (lỗi nghiêm trọng).

20. Đuôi xòe < 150 độ (lỗi nghiêm trọng).

LỖI THỂ TRẠNG – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI
1. Một lỗi nhỏ trên bất kỳ vây nào – lỗ mọt hay tia vây bị cong (lỗi rất nhẹ).

2. Một số vảy không đều (lỗi nhẹ).

3. Một lỗi vừa trên bất kỳ vây nào (lỗi nhẹ).

4. Mép vây hơi bị tưa (lỗi nhẹ).

5. Thân có sẹo hay mất vảy (lỗi nặng).

6. Nhiều lỗi nhỏ hay một lỗi nặng (lỗi nặng).

7. Nhiều lỗi vừa (lỗi nặng).

8. Tia vây bị gãy (lỗi nghiêm trọng).

LỖI TRÌNH DIỄN – ÁP DỤNG CHO MỌI THỂ LOẠI
1. Vây luôn căng (Betta splendens), nhưng chỉ thể hiện sự hung dữ khi thấy cá khác (lỗi rất nhẹ).

2. Vây căng, nhưng mang hiếm khi phùng ra và chỉ thể hiện khi thấy cá khác (lỗi nhẹ).

3. Vây ít căng, mang ít khi phùng ra và không phản ứng nhiều với cá khác (lỗi nặng).

4. Không thể hiện cũng như phản ứng đối với cá khác (lỗi nghiêm trọng).


Bài viết cùng thể loại:





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét