Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Bệnh ký sinh (parasite)

Mô tả: một số loại ký sinh tác động bên ngoài và một số tác động bên trong cơ thể cá. Có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau nên chúng ta cần phải nghiên cứu và xác định đúng bệnh trước khi tiến hành chữa trị.

Cá có biểu hiện lờ đờ, chán ăn, thở gấp và gầy ốm vì sụt cân có thể mắc bệnh nội ký sinh. Hãy kiểm tra xem chúng có bị bướu hay không. Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh ký sinh phổ biến, cá mắc bệnh này có nhiều đốm trắng phủ khắp toàn thân. Bệnh phổ biến tiếp theo có lẽ là bệnh nấm velvet, cá mắc bệnh này có rất nhiều đốm mịn li ti màu vàng nhạt nổi khắp thân.

Chữa trị: có rất nhiều loại thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường bao gồm muối đồng, formalin và malachite green. Nhưng nên nhớ rằng một vài chất chống chỉ định đối với một số loài thuỷ sản, chẳng hạn như động vật thân mềm. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu xem loại thuốc sắp sử dụng có phù hợp với cá của bạn hay không.


Một trường hợp cá bị nhiễm ký sinh ngoài da (nguồn www.bettatalk.com). Trước hết cần thay nước 1-2 lần/ngày để loại bỏ mầm bệnh tức trứng và ấu trùng trong nước, sau đó tìm cách chữa trị thích hợp đối với mỗi loại ký sinh.


Chẳng hạn một số loài cá mũi voi (mormyrid) hay cá da trơn rất nhạy cảm với thuốc có chứa thành phần malachite green. Hay việc điều trị bằng formalin có thể làm nồng độ ô-xy hoà tan trong nước bị giảm.

Phòng bệnh: cách ly cá mới nhiều ngày để theo dõi tình trạng sức khoẻ trước khi thả vào hồ để tránh lây nhiễm bệnh. Bệnh truyền nhiễm cần môi trường trung gian như cá bệnh, nguồn nước, vợt, tay hay bất thứ gì dính đến nước để truyền nhiễm. Cẩn thận sát trùng tất cả các dụng cụ kể cả tay sau khi tiếp xúc với cá bệnh.

Bệnh nội ký sinh: có một vài loại thuốc chuyên chữa trị các bệnh nội ký sinh. Cách khác cũng rất hiệu quả là cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc. Sản phẩm chuyên dùng để chữa bệnh nội ký sinh là Pepso (hãng Jungle).


Bài viết cùng thể loại:


Bệnh đốm trắng ở cá betta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét